Sáng ngày 01/02/2024, Trường TH và THCS Chiềng Lương tưng bừng tổ chức ngày hội HĐTN “GÓI BÁNH CHƯNG XANH - MỞ HỒN TIẾT VIỆT” chào xuân Giáp Thìn 2024 cho học sinh toàn trường với sự tham gia nhiệt tình của các em học sinh và phụ huynh
Sáng ngày 01/02/2024, Trường TH và THCS Chiềng Lương tưng bừng tổ chức ngày hội HĐTN “GÓI BÁNH CHƯNG XANH - MỞ HỒN TIẾT VIỆT” chào xuân Giáp Thìn 2024 cho học sinh toàn trường với sự tham gia nhiệt tình của các em học sinh và phụ huynh ở các điểm bản và điểm trung tâm. Đây là một hoạt động mang ý nghĩa nhằm giúp học sinh hiểu thêm về nét văn hóa truyền thống Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, với mong muốn giữ gìn và hiểu biết về phong tục tập quán của đất nước.
Cùng với truyền thuyết xa xưa, chiếc bánh chưng, bánh giầy được gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ. Bánh chưng được xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện cho sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người, thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ. Bánh giày tượng trưng cho trời, màu trắng, hình tròn, nhỏ gọn trong lòng bàn tay, được nặn thành 2 nửa hình vòng cung rất đẹp. Bánh chưng có màu xanh, được gói theo hình vuông lớn, tượng trưng cho đất. Sự kết hợp của hai loại bánh tượng trưng cho sự gắn kết của đất trời.
Bánh chưng, bánh giầy là thức ăn trang trọng và cao quý để thờ cúng tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la. Bánh chưng không chỉ đơn giản là món bánh để thờ cúng trời đất, mà còn tượng trưng cho niềm sum họp, niềm hân hoan khi ngày tết đến xuân về. Phong tục gói bánh chưng ngày tết cũng trở thành truyền thống tốt đẹp được lưu giữ trong tim của mỗi con người Việt Nam.