Loading...
Đường dây nóng: 0212 743 837
Email:phonggiaoducms.sl@gmail.com

Sáu mươi lăm năm, kể từ Ngày Đảng bộ huyện thành lập (20-11-1948) và 60 năm Ngày giải phóng huyện Mai Sơn (10-8-1953), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh

Mai Sơn - 65 năm xây dựng, phát triển và hội nhập

Sáu mươi lăm năm, kể từ Ngày Đảng bộ huyện thành lập (20-11-1948) và 60 năm Ngày giải phóng huyện Mai Sơn (10-8-1953), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Mai Sơn đã phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, đổi mới, vượt qua khó khăn, thử thách, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh, huy động các nguồn lực xây dựng huyện ngày càng phát triển, xứng đáng với danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Năm 1945, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hòa chung với khí thế cách mạng của cả nước, nhân dân các dân tộc huyện Mai Sơn đã đứng lên giành chính quyền vào ngày 20-8-1945. Trước yêu cầu mới, để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng, ngày 20-11-1948, Tỉnh ủy Sơn La quyết định thành lập Ban cán sự Đảng châu Mai Sơn, đánh dấu sự trưởng thành, lớn mạnh của phong trào cách mạng ở Mai Sơn. Trong chiến dịch Tây Bắc năm 1952, dưới sự chỉ đạo của Châu ủy, Ủy ban Kháng chiến hành chính, quân và dân các dân tộc Mai Sơn phối hợp với 12 tiểu đoàn quân chủ lực nhất loạt đứng lên phá trại tập trung, diệt bọn tề gian. Đồng thời, huy động lực lượng tấn công các cứ điểm xung quanh Nà Sản, tiêu diệt và làm bị thương hơn 400 tên địch, bắt sống và gọi hàng 266 tên, thu 218 súng các loại... Từ ngày 8 đến 10-8-1953, địch rút quân khỏi Nà Sản, đánh dấu thời điểm nhân dân Mai Sơn hoàn toàn được tự do, làm chủ vận mệnh của mình.
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, ngày 14-6-1965, máy bay Mỹ dội bom xuống Hát Lót, Cò Nòi, Nà Sản, Chiềng Mung, Chiềng Mai. Cùng với phát triển sản xuất, nhân dân các dân tộc Mai Sơn trực tiếp tham gia chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời chi viện cho chiến trường miền Nam. Hàng nghìn con em các dân tộc Mai Sơn lên đường nhập ngũ chi viện cho chiến trường miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế với nước bạn Lào đến ngày toàn thắng. Ghi nhận những thành tích đạt được, Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho huyện Mai Sơn cùng ba xã Cò Nòi, Mường Chanh và Mường Bằng.

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ huyện Mai Sơn đã vận dụng sáng tạo các nghị quyết của Đảng vào thực tiễn địa phương, đổi mới tư duy, phương thức lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, lấy phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng làm then chốt. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, phát huy lợi thế, gắn với thị trường; các ngành, lĩnh vực, vùng đều có bước phát triển tiến bộ. Huy động được nội lực, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Sản xuất nông, lâm nghiệp đã phát huy tiềm năng, lợi thế gắn với thị trường, hình thành được các vùng cây công nghiệp tập trung như cà phê, mía đường, sắn công nghiệp, cao su... Chương trình xây dựng nông thôn mới đã hoàn thành phê duyệt đồ án quy hoạch và công bố, cắm mốc qui hoạch của 21/21 xã. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển mới, Nhà máy mía đường với công suất 2.500 tấn mía/ngày, Nhà máy tinh bột sắn 150 tấn tinh bột sắn/ngày, Nhà máy xi măng Mai Sơn công suất 1 triệu tấn/ năm... đi vào hoạt động, đã thu hút được nhiều lao động tại địa phương. Các ngành dịch vụ phát triển, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Mai Sơn còn chung sức thực hiện tốt Dự án di dân TĐC thuỷ điện Sơn La, đón 920 hộ, 3.500 khẩu đến 8 khu 19 điểm TĐC tập trung ổn định sản xuất và đời sống. Lĩnh vực văn hoá - xã hội, giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo được lồng ghép với các chương trình dự án, số hộ khá tăng lên; tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 còn dưới 20%; tạo việc làm cho gần 2.000 người/năm. Tăng cường củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Quan hệ đối ngoại được mở rộng và củng cố.

Công tác xây dựng được coi trọng. Năm 1948, châu Mai Sơn mới có 11 đảng viên, đến nay, Đảng bộ huyện có 91 tổ chức cơ sở đảng, với 7.738 đảng viên. Đảng bộ huyện đã trải qua 18 kỳ đại hội. Từng giai đoạn, Đảng bộ đã đề ra các nghị quyết lãnh đạo phù hợp, quán triệt, triển khai và thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Đảng. Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý. Thường xuyên xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, xã, thị trấn, chủ động đề ra nhiều giải pháp tích cực, tổ chức điều hành thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển KT-XH; đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Trong thời gian tới, Đảng bộ huyện tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; phát huy nội lực, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư; phát triển kinh tế theo hướng bền vững, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 13- 14%. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực; tạo chuyển biến về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm. Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, các cơ sở sản xuất và chế biến công nghiệp gắn với thị trường và lợi thế của từng vùng; thực hiện tốt chính sách thu hút đầu tư. Khai thác hiệu quả các nguồn vốn từ đất để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, chăm lo đời sống nhân dân; thực hiện tốt chế độ, chính sách an sinh xã hội. Giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường công tác xây dựng Đảng trên các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; quan tâm phát triển Đảng trong lực lượng thanh niên, lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, bản, trường, trạm y tế. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong hệ thống chính trị, đoàn kết các dân tộc; củng cố vững chắc khối liên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.

  Kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Đảng bộ, 60 năm Ngày giải phóng huyện Mai Sơn, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Mai Sơn vinh dự, tự hào được đón nhận Huân chương Độc lập hàng Nhì của Đảng, Nhà nước trao tặng. Phát huy truyền thống Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đoàn kết, sáng tạo, khơi dậy nội lực, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư; phát triển kinh tế theo hướng bền vững; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh, sớm đưa Mai Sơn trở thành huyện phát triển của tỉnh.

Giáo dục và Đào tạo huyện Mai Sơn

Hiện nay trên địa bàn huyện có 99 trường mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở với 36.545 học sinh của ba cấp học, cụ thể:

+  Cấp học Mầm non: 29 (28 trường công lập và 1 trường tư thục).

+  Cấp Tiểu học: 43 trường.

+  Cấp THCS: 27 trường (Có 23 trường THCS và 04 trường phổ thông dân tộc bán trú THCS).

Tổng số lớp, số học sinh:

+  Cấp Mầm non: Nhóm trẻ gồm 32 nhóm, 718 trẻ; Lớp mẫu giáo gồm 424 lớp, 10.402 trẻ.

+  Cấp Tiểu học: Gồm 810 lớp, 15.872 học sinh trong đó có 1.011 học sinh bán trú.

+  Cấp THCS: Gồm 303 lớp, 9.291 học sinh trong đó có 7.753 học sinh trường THCS, 1.538 học sinh trường bán trú THCS

-   Trong tổng số 99 trường học có 20 trường đạt chuẩn quốc gia ( MN: 03 trường, Tiểu học:12 trường trong đó có 01 trường đạt chuẩn mức độ 2, THCS: 5 trường trong đó có trường phổ thông dân tộc nội trú).

-   22/22 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục THCS, phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi.

-   22/22 xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng.

-   Các danh hiệu thi đua đã đạt được:

+  Huân chương Lao động hạng Nhất.

+  Cờ dẫn đầu khối các Phòng GD&ĐT.

+  Nhiều năm tập thể đạt danh hiệu Lao động xuất sắc.

+  Trong 5 năm từ 2010-2014 đã có 07 lượt cán bộ, viên chức đạt danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh, 54 lượt cán bộ, viên chức đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở; 01 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 11 cá nhân được tặng Bằng khen của UBND tỉnh.

Nội dung khác
TIN MỚI